Những nguyên nhân khiến máy tính thường xuyên hư hỏng

1. Tắt bật máy tính liên tục

Có khá nhiều người thường có thói quen bật và tắt laptop liên tục, thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại là một trong những tác động khiến cho ổ cứng laptop phải làm việc với tần suất cao và ổ cứng có thể sẽ nhanh hao mòn hơn so với khi sử dụng thông thường. Và nút nguồn cũng có thể hỏng theo.

Do vậy, để tránh ổ đĩa hao mòn nhanh các bạn chỉ nên tắt hẳn laptop khi không sử dụng trong thời gian khoảng ½ ngày trở đi. Còn nếu không sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 1 tiếng hoặc hơn thì nên chuyển laptop sang chế độ Standby, Hibernate hoặc Sleep để hệ thống ngắt nguồn điện vào ổ cứng.

2. Nhiệt độ máy tính cao

Ổ cứng máy tính nhanh hỏng rất có thể là do máy hoạt động công suất cao liên tục. Khi dùng laptop lâu, nhất là vào những ngày hè nóng bức, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hiện tượng máy tính nóng dần lên.

Nhiều người dùng thực chất không mấy để ý đến vấn đề này, xong việc để laptop quá nóng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng và các bộ phận khác trong máy vì lúc này chúng đang hoạt động hiệu suất cao.

Trong trường hợp này bạn nên tắt để máy nghỉ một thời gian và cân bằng lại mức độ sử dụng chúng hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu các giải pháp làm mát máy tính như: Sử dụng để tản nhiệt laptop, không nên để laptop lên gối, chăn, đệm, các vật giữ nhiệt độ và khó tản nhiệt độ…

3. Va chạm, đập nhiều lần

Laptop thường là sản phẩm công nghệ có tuổi thọ sử dụng trên dưới 5 năm, do đó người dùng thường rất giữ gìn máy. Tuy nhiên không ít trường hợp vô tình làm rơi hoặc làm laptop bị va đập mạnh gây hỏng hóc phần cứng của máy. Khi đó nếu bật laptop không lên màn hình thì bạn không nên hoang mang mà cần mang máy kiểm tra tổng thể máy để xác định tình trạng sau khi va đập.

Khi bạn di chuyển laptop chỉ cần một tác động như va chạm hay rơi nhẹ Cho dù lực tác động là ít hay nhiều cũng có thể khiến ổ cứng, mainboard bị hư hại. Tốt nhất, bạn nên dùng túi chống sốc cho laptop khi cần mang chúng ra ngoài.

Các trường hợp hỏng phần cứng do rơi máy hoặc bị va đập mạnh thường gặp đó là vỡ màn hình, sốc ổ cứng, gãy bản lề, ổ đĩa bị kẹt, lệch nút cứng hoặc vỡ, nứt vỏ máy. Đây đều là các lỗi có thể thay thế, sửa chữa được.

Bạn cũng cần chú ý khi tháo lắp ổ cứng và tuyệt đối không tháo ổ cứng khỏi laptop khi đang hoạt động để tránh ổ cứng máy tính nhanh hỏng. Ngoài ra, khi thay ổ cứng HDD lên SSD, bạn phải mua ổ cứng SSD phù hợp và cần biết một số điều quan trọng khi tiến hành nâng cấp ổ cứng.

4. Bụi bẩn.

Là một người dùng, dù muốn hay không thì chắc chắn rằng mình khá lười biếng hoặc không biết trong việc dọn vệ sinh thùng case cho PC. Mặc dù luôn mong muốn một góc chơi game sạch, đẹp nhưng nhiều game thủ lại không thể làm được điều đó. Để rồi đến một ngày siêu rảnh rỗi nào đó, bạn mở thùng case PC của mình ra và kinh hoàng trước cảnh tượng bụi và rác bám đầy trong phần cứng.

Một chút bụi sẽ không làm tổn thương nhiều đến phần cứng, nhưng nếu không được kiểm soát và dọn dẹp thường xuyên, một vài hạt tích tụ lâu ngày cũng có thể biến thành những mảng bụi lớn bám trên quạt tản nhiệt. Điều này ngăn không cho luồng khí quý giá từ bên ngoài tiếp cận được các thành phần linh kiện bên trong PC của bạn như GPU và CPU, làm chúng nóng nhanh hơn và giảm tuổi thọ.

Chỉ cần bạn biết một chút về máy tính thì việc dọn vệ sinh PC là điều khá đơn giản, nếu bạn quá bận rộn thì có thể mang ra một quán nào đấy như bán quán bán máy tính để thuê người vệ sinh PC cho bạn. Và khi bạn vệ sinh máy thì bạn cũng phải cẩn thận nếu không chính bạn cũng là nguyên nhân khiến cho máy tính bị hỏng vì các tụ, các linh kiện máy tính rất dễ bị hư hại.

5. Nguồn điện.

là một linh kiện khá quan trọng, đóng vai trò ‘trái tim’, cung cấp toàn bộ năng lượng cho máy tính hoạt động song bộ nguồn (PSU) vẫn luôn là thứ khá mơ hồ trong giới game thủ. Mọi người có thể hiểu rõ VGA này mạnh ra sao, CPU kia có hiệu suất như thế nào hay nhiều RAM để làm gì, xong chọn nguồn như thế nào cho phù hợp thì không phải ai cũng thông thạo. Và đây chính là điểm yếu chí mạng khiến tuổi thọ PC của bạn bị giảm đáng kể.

Hãy luôn nhớ rằng, việc duy trì một nguồn điện ổn định là cách tốt nhất để bạn có thể kéo dài tuổi thọ của các linh kiện như CPU, Main hay GPU. Nếu nguồn thiếu ổn định, hay chập chờn hoặc quá yếu để tải các link kiện máy, bạn sẽ thấy chiếc PC của mình thường xuyên bị lỗi vặt hoặc thậm chí tệ hơn là hỏng luôn cả link kiện.

6. Chạm vào các thiết bị điện tử bên trong thùng máy mà không đeo vòng chống tĩnh điện.

Như các bạn đã biết hoặc chưa biết biết thì các loại linh kiện điện tử vô cùng nhạy cảm với tĩnh điện. Chỉ cần một sơ suất trong quá trình thao tác đã có thể gây ra những hỏng hóc. Vì thế, khi làm việc, các công nhân, kỹ thuật viên được yêu cầu phải sử dụng vòng đeo tay chống tĩnh điện. Vòng đeo tay chống tĩnh điện có khả năng trung hòa điện tích trong cơ thể, giúp hạn chế tối đa sự cố phóng tĩnh điện.

Ở Việt Nam, vấn đề an toàn tĩnh điện chưa được quan tâm để ý đúng mức. Chưa nói tới những linh kiện, kể cả những sản phẩm hoàn chỉnh như main, CPU, ổ cứng… cũng rất dễ bị hỏng nếu như chúng ta chủ quan.

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng bị giật bắn mình khi vô tình chạm vào cái vỏ case máy tính. Đó là hiện tượng phóng tĩnh điện. Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe (chỉ giật bắn mình 1 phát thôi) nhưng sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu như hiện tượng này xảy ra ở những khu vực dễ cháy nổ.

Điều này đã được các chuyên gia có kinh nghiệm nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong rất nhiều bài viết trên báo in hay trực tuyến, nhưng chắc rằng bạn vẫn chưa nhớ, hoặc chưa muốn thực hiện theo. Tuy nhiên, khi sử dụng vòng đeo tay chống tĩnh điện, chúng ta sẽ không bị cảm giác giật mình nữa. Nguyên nhân là vì vòng đeo tay chống tĩnh điện sẽ giúp trung hòa lượng ion để không gây ra hiện tượng phóng tĩnh điện

.