Mô hình OSI là gì? Các lớp trong mô hình OSI

1. Mô hình OSI là gì?

Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model) – tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở – là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng.

Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI

2. 7 lớp trong mô hình OSI

Trong mô hình OSI, quyền kiểm soát sẽ được truyền từ lớp này sang lớp khác, bắt đầu từ lớp ứng dụng (Lớp 7) trong một station, và tiếp tục cho tới tầng dưới cùng, thông qua chanel tới station tiếp theo và sao lưu hierarchy. Mô hình OSI nhận nhiệm vụ liên mạng và chia ra thành 7 lớp tương ứng với các stack được xếp lên nhau theo chiều dọc như minh hoạ sau:

Hầu hết các chức năng trong mô hình OSI tồn tại trong tất cả các hệ thống giao tiếp, trong đó hai hoặc ba lớp OSI có thể được kết hợp thành một. OSI cũng được gọi là Mô hình Tham chiếu OSI hoặc chỉ là Mô hình OSI.

3. Application

Lớp 7 – Application, lớp trên cùng trong mô hình hỗ trợ các thao tác cho ứng dụng và người dùng cuối. Các đối tác giao tiếp, chất lượng dịch vụ được xác định, xem xét và cân nhắc các xác thực người dùng, quyền riêng tư cũng như xác định bất kỳ ràng buộc nào về cú pháp dữ liệu. Lớp này chỉ cung cấp nền tảng làm việc (framework) mà ứng dụng đó chạy bên trên.

Lớp Application cung cấp các dịch vụ ứng dụng cho các tác vụ chuyển tệp, e-mail và các dịch vụ phần mềm mạng khác. Telnet và FTP là các ứng dụng tồn tại hoàn toàn ở cấp Application. Kiến trúc ứng dụng tầng là một phần của lớp này.

Các ví dụ về ứng dụng ở lớp này bao gồm các trình duyệt WWW, NFS, SNMP, Telnet, HTTP, FTP

4. Presentation

Lớp Presentation lấy dữ liệu từ lớp Application, cũng cấp khả năng biểu diễn dữ liệu độc lập (ví dụ: mã hóa) và biến đổi các dữ liệu này sang một định dạng chuẩn để các lớp khác có thể hiểu được. Cũng tương tự, lớp Presentation sẽ chuyển hóa các dữ liệu nhận được từ lớp kế tiếp là lớp session thành các dữ liệu mà Application có thể chấp nhận được.

Lớp này định dạng và mã hóa dữ liệu được gửi qua mạng, cho phép khả năng độc lập với các vấn đề tương thích. Để giao tiếp mạng có thể diễn ra đúng cách, dữ liệu cần phải được cấu trúc theo một chuẩn nào đó. Và công việc này diễn ra ở lớp Session. Đôi khi lớp này còn được gọi là lớp syntax.

Ví dụ về Presentation bao gồm mã hóa, ASCII, EBCDIC, TIFF, GIF, PICT, JPEG, MPEG, MIDI.

5. Session

Sau khi quy đổi dữ liệu sang dạng chuẩn, máy gửi sẽ thiết lập session với máy nhận. Như vậy, lớp session sẽ chịu trách nhiệm về quá trình liên lạc, trao đổi dữ liệu giữa 2 máy.

Cụ thể, lớp này thiết lập, quản lý và ngưng kết nối giữa các ứng dụng. Lớp session thiết lập, điều phối và kết thúc các giao tiếp, trao đổi qua lại giữa các ứng dụng ở mỗi đầu. Lớp này xử lý các phối hợp giữa session và connection.

Ví dụ về Session bao gồm NFS, NetBios Name, RPC, SQL

.

6. Transport

Lớp 4 trong mô hình OSI hỗ trợ các chuyển giao dữ liệu trong suốt giữa các end system hoặc các host, chịu trách nhiệm cho việc phục hồi lỗi end-to-end và kiểm soát luồng từ đầu đến cuối.

Windows cho phép người dùng có thể chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, do đó, hệ điều hành sẽ hỗ trợ cho các giao tiếp đồng thời. Lớp Transport sẽ lấy dữ liệu từ các ứng dụng và tích hợp chúng trong cùng một luồng để chuyển giao dữ liệu. Về cơ bản, nó đảm bảo cho một chu trình truyền dữ liệu hoàn chỉnh từ máy gửi đến máy nhận

Ví dụ về lớp transport bao gồm SPX, TCP, UDP.

7. Network

Lớp 3 cung cấp các công nghệ chuyển mạch và định tuyến, tạo các logic path, hay còn được biết đến là các mạch ảo, giúp truyền dữ liệu từ node này sang node khác. Định tuyến và chuyển tiếp là các chức năng cơ bản của lớp này cũng như address, internetworking, xử lý lỗi, kiểm soát tắc nghẽn và trình tự packet.

Hiểu một cách cơ bản, tại lớp network này, dữ liệu sẽ được chia thành các gói nhỏ để tránh tình trạng kích thước dữ liệu vượt quá dung lượng tối đa của 1 gói, sau đó thực hiện gán cho mỗi gói một thứ tự nhận dạng. Ở phía máy người nhận, khi dữ liệu đến, lớp network sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra thứ tự nhận dạng của các gói để lấy cơ sở sắp xếp chúng đúng với thứ tự đã được gán khi gửi.

Lấy một ví dụ để hình dung, khi bạn gửi đi một email có dung lượng quá lớn, bạn chia nhỏ mail đó thành các mail với dung lượng nhỏ hơn và đánh số thứ tự để người nhận có thể nắm được trình tự nội dung trong đó.

Ví dụ về lớp Network bao gồm AppleTalk DDP, IP, IPX.

8. Data link

Trong mô hình OSI, tại lớp 2, các gói dữ liệu sẽ được mã hóa và giải mã thành các bit. Data link cung cấp kiến thức về giao thức truyền tải, quản lý, xử lý các lỗi trong lớp physical, điều khiển luồng và đồng bộ hóa frame.

Lớp Data link này được chia thành 2 lớp con: Lớp Media Access Control (MAC) và Logical Link Control (LLC). Lớp MAC sẽ kiểm soát việc truy cập và truyền tải dữ liệu của máy tính trên mạng. Lớp LLC kiểm soát đồng bộ hóa frame, kiểm soát luồng và kiểm tra lỗi.

Ví dụ về Data link bao gồm PPP, FDDI, ATM, IEEE 802.5 / 802.2, IEEE 802.3 / 802.2, HDLC, Frame Relay.

9. Physical

Lớp Physical, lớp dưới cùng trong mô hình OSI truyền tải bit-stream, xung điện, tín hiệu ánh sáng hoặc radio – thông qua mạng ở cấp độ điện tử và cơ học. Lớp này cung cấp các tài nguyên phần cứng để gửi và nhận dữ liệu trên một carrier, bao gồm xác định cáp, card và các thành phần vật lý. Fast Ethernet, RS232 và ATM là các giao thức với các thành phần trong lớp Physical.

.