Tổng quan về công nghệ lưu trữ
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và sự phát triển về Big Data, một nhu cầu xuất hiện là việc bảo quản, lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả. Vì lý do đó các công nghệ giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng.
Do dung lượng lưu trữ càng ngày càng gia tăng, yêu cầu về tốc độ truy xuất và độ ổn định cao, việc lưu trữ dữ liệu rất quan trọng. Lưu trữ dữ liệu không đơn giản là việc cung cấp thiết bị lưu trữ mà bao gồm khả năng quản lý, chia sẻ và phục hồi dữ liệu.
Để lưu trữ dữ liệu có thể dùng nhiều thiết bị, công nghệ khác nhau, tùy yêu cầu thực tế mà thiết bị cho phù hợp. Theo cơ chế lưu trữ, hiện nay có một số loại hình lưu trữ cơ bản sau:
NAS (Network Attached Storage): lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ thông qua mạng IP.
SAN (Storage Area Network): lưu trữ dữ liệu qua mạng lưu trữ chuyên dụng riêng.
Server: lưu trữ dữ liệu trên server vật lý.
Cloud: lưu trữ dữ liệu trên cloud server.
Giới thiệu các giải pháp lưu trữ dữ liệu
NAS (Network Attached Storage)
NAS (Network Attached Storage) là phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng thiết bị lưu trữ đặc biệt gắn vào mạng LAN, thiết bị NAS tương tự như máy tính, switch và router. Thiết bị NAS có địa chỉ IP tĩnh và người dùng có thể truy cập được vào thiết bị NAS qua IP và được đăng nhập trên trình duyệt web của người dùng.
Một số thiết bị NAS phổ biến hiện nay là: Buffalo, Sysnology, Asustor, TerraMaster.
Ưu điểm của NAS:
– Khả năng mở rộng: khi người quản trị cần thêm dung lượng lưu trữ, có thể lắp bổ sung ổ cứng vào thiết bị một cách dễ dàng.
– NAS dùng hệ điều hành riêng biệt, không phải hệ điều hành phổ biến nên hạn chế được virut mã hóa và ăn cắp dữ liệu. Các công nghệ tiên tiến được áp dụng để thiêt bị NAS luôn bảo mật và sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho người sử dụng.
Nhược điểm của NAS:
– Việc sử dụng chung hạ tầng mạng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của toàn hệ thống.
– Trong môi trường hệ quản trị CSDL thì NAS không phải là 1 giải pháp tốt để lưu trữ dữ liệu.
Hình 1: Thiết bị NAS sysnology
SAN (Storage Area Network)
SAN (Storage Area Network) là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng, hoàn toàn tách biệt với các thiết mạng LAN và WAN. Mạng SAN sẽ kết nối kết tất cả các tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong mạng lại với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. SAN hiện nay dựa trên công nghệ cáp quang, cung cấp cho người dử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.
Một số thiết bị SAN phổ biến hiện nay là: Dell, HP, Lenovo, QNAP.
Ưu điểm của SAN:
– Có khả năng sao lưu dữ liệu với dung lượng lớn và thường xuyên mà không ảnh hưởng đến băng thông mạng.
– Truy cập và xử lý dữ liệu nhanh nên phù hợp lưu trữ trong nghành ngân hàng và tài chính.
– Có khả năng khôi phục dữ liệu nếu có xãy ra sự cố.
– Hỗ trợ nhiều giao thức, chuẩn mở khác nhau như: ISCSI, FCIP.
Nhược điểm của SAN
– Chi phí đắt.
– Người cài đặt, quản trị phải có kiến thức sâu.
– Cài đặt phải có sự hỗ trợ của hãng và mất chi phí support.
Hình 2: Thiết bị lưu trữ SAN Dell
Lưu trữ trên Server
Người quản trị dùng 1 máy chủ vật lý, cài đặt hệ điều hành để lưu trữ dữ liệu. Ứng dụng thường dùng để lưu trữ liệu trên máy chủ là File Sharing Server.
File Sharing Server là một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, cho phép doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung trên server đó. Từ server người quản trị phân quyền truy cập và sử dụng dữ liệu cho từng nhân viên, từng phòng ban. Hệ thống File Sharing Server thường được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp.
Ưu điểm của giải pháp lưu trữ trên Server
– Dễ lắp đặt, chi phí thấp, hiệu năng cao.
– Dễ quản trị và phân quyền.
Nhược điểm của giải pháp lưu trữ trên Server
– Khả năng mở rộng hạn chế.
– Việc truy cập vào ổ đĩa sẽ bị chậm khi hệ điều hành quá tải.
Hình 3: Server HP dùng để lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ trên Cloud Server
Cloud storage hay lưu trữ đám mây là một máy ảo dùng cho mục đích lưu trữ dữ liệu người dùng hoặc doanh nghiệp. Lưu trữ trên cloud server cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.
Ưu điểm của giải pháp lưu trữ trên Cloud Server
– Truy cập mọi nơi, trên điện thoại và trên máy tính, an toàn và bảo mật dữ liệu theo cam kết với đơn vị cung cấp dịch vụ.
– Dễ sử dụng, dễ truy cập.
– Hiệu suất cao.
Nhược điểm của giải pháp lưu trữ trên Cloud Server
– Nếu mất mạng Internet thì người dùng không đồng bộ được dữ liệu lên máy chủ.
– Mất chi phí thuê gói cloud server.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO CUNG CẤP DỊCH VỤ:
Dịch vụ bảo trì mạng doanh nghiệp | Thi công mạng LAN – Quang |
Thi công tổng đài điện thoại | Giải pháp Wifi sự kiện |
Lắp đặt hội nghị truyền hình | Thi công wifi diện rộng |
Dịch vụ IDC | Dịch vụ bảo trì hạ tầng mạng |
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
- Số điện thoại: (0243).8259.888 hoặc hotline: 0911.471.191
- Email: truongpv@viettelco.com.vn
[…] là khi bạn thuê một hoặc nhiều máy chủ từ một nhà cung cấp dịch vụ để lưu trữ dữ liệu và/hoặc chạy các ứng dụng của mình. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho […]