Bạn là một người sử dụng internet thường xuyên, hay một người quan tâm về công nghệ…và mỗi khi mạng internet có sự cố, bạn thường được nghe về “cáp quang biển”. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi là ở thời điểm hiện tại Việt Nam chúng ta đang sử dụng mấy tuyến cáp quang biển (các tuyến cáp quang nối ra quốc tế) hay không ?
- Cáp quang biển là gì và nó có ý nghĩa như thế nào ?
Câu hỏi có vẻ hơi thừa, tuy nhiên ta vẫn biên soạn lại câu trả lời để nó đầy đủ và cũng là để các bạn hiểu đúng nghĩa hơn.
Định nghĩa: Hệ thống cáp quang biển Việt Nam và cả Quốc Tế chính là cầu nối viễn thông, kết nối mạng internet giữa các châu lục với nhau (trừ Nam cực ra).
- Cấu tạo của sợi Cáp Quang biển ?
Ta không đào sâu đến một vấn đề nào cả tại đây. Tất cả đều là những kiến thức căn bản mà người dùng phổ thông chúng ta có thể hiểu một cách dễ dàng. Còn đối với những bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn…. thì Google để biết thêm nha.
Một số thông tin cơ bản về sợi cáp quang biển
- Đường kính: 69 mm.
- Trọng lượng: 10kg/m. Một số loại các quang đặc biệt thì có trọng lượng nhẹ hơn, được đặt ở các khu vực đáy biển sâu hơn.
- Sợi quang: Làm bằng thủy tinh hoặc là Plastic, nhựa tinh chế nhằm phản chiếu tín hiệu ánh sáng.
- Lớp nhựa bọc ngoài: Có tác dụng chịu nhiệt, chịu va đập, chịu mài mòn….
- Tốc độ đường truyền dữ liệu (Download/Upload): Tối đa là 10 GB/s ( 1 GB = 1024 MB ).
- Tính bảo mật cao: Cáp quang bằng lõi thủy tinh, tín hiệu truyền là ánh sáng nên việc đánh cắp dữ liệu là rất khó.
- Cáp quang an toàn hơn: Ít nhiễu, không dẫn Sét… chính vì thế khi sử dụng sẽ an toàn hơn cáp đồng rất nhiều. (Cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện).
Cáp quang có thể chịu được nước biển với nồng độ muối cao, nhưng không thể chịu được nhiệt độ > 80o C, và không sử dụng được ở môi trường đóng băng quanh năm. Chí vì lý do này mà ở Nam Cực chưa có đường cáp quang nào được triển khai.
- Cáp quang biển bị đứt do những nguyên nhân nào ?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng cáp quang biển bị đứt, ví dụ như:
- Do mỏ neo, xích, tàu thuyền vô tình móc kéo vào sợi cáp quang.
- Do thiên tai, động đất, sóng thần, ..
- Do trộm cắp….
- Do cá nhập cắn
- Do những loài khác ngoài cá mập
- Làm thế nào để tăng tốc internet khi đứt cáp quang ?
Khi mạng cáp quang biển bị đứt thì hiện tượng internet bị chậm là không tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể làm theo một số cách dưới đây
- Thay đổi DNS
- Sử dụng VPN để fake IP
- Tự tạo và dử dụng Proxy để tăng tốc internet
- Hạn chế truy cập ra các trang web quốc tế
- Các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang sử dụng ?
1/ Tuyến cáp quang AAG
Tuyến cáp quang AAG (tên đầy đủ là Asia-America Gateway). Với tổng chiều dài là 20.000 Km đã được đưa vào sử dụng năm 2009. Hiện tại, đường truyền quốc tế, tốc độ internet ra quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào tuyến cáp quang này.
Tuyến cáp quang AAG cập bờ VN tại địa phận Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km.
Tuyến cáp quang này được hầu hết các nhà mạng lớn ở Việt Nam khai khác, bao gồm VNPT, FPT, Viettel và CMC..
Dung lượng: 2.88 Terabit/s
Chiều dài: 20.000 km
Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.
=> Như ta đã nói bên trên, khi mà tuyến cáp quang này bị đứt thì gần như Google, Youtube hay các trang web có Server đặt ở bên Mỹ gần như là tê liệt. Mạng chậm …
2/ Tuyến cáp quang APG
Tuyến cáp quang APG (với tên đầy đủ là Asia Pacific Gateway). Được đưa vào sử dụng vào Quý II năm 2016, với tổng chiều dài là 10.400 Km.
Tuyến cáp quang có tốc độ cực tốt, được xây dựng bởi tập đoàn APG bao gồm Facebook và 11 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất trong khu vực.
Dung lượng: 54.8 Terabit/s
Chiều dài: 10.400 km
Kết nối: Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài loan, Thái Lan, Việt Nam, Singapore.
3/ Cáp quang Liên Á TGN – IA
Tuyến cáp quang TGN – IA (với tên đầy đủ là Tata TGN-Intra Asia). Được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2009, với tổng chiều dài là 6.700 Km. Cập bến tại địa phận Vũng Tàu – Việt Nam.
4/ Cáp quang SEA-ME-WE3 (SMW-3)
Đây là tuyến cáp quang dài nhất thế giới, cầu nối internet giữa Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.
Tuyến cáp quang được xây dựng bởi tập đoàn China Telecom và France Telecom. Quản lý bởi SigTel (một nhà điều hành mạng viễn thông thuộc chính phủ Singapore)
Dung lượng: 320 Gbp/s
Chiều dài: 39.000 km
Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.
5/ Tuyến cáp quang AAE-1
Tuyến cáp quang AAE-1 ( có tên đầy đủ là Asia Africa Europe-1 ) được Viettel đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2017.
Đây là tuyến cáp quang đầu tiên kết nối tất cả khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu.
Dung lượng: 2,5 Tbps
Chiều dài: 23.000 km
Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Pakistan, Oman, Ấn Độ, UAE, Qatar, Yemen, Djibouti, Arab Saudi, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.
6/ Tuyến cáp quang TVH
Được đưa vào sử dụng tháng 11 năm 1995 và do VNPT quản lý, tuyến cáp quang này đã khá lâu đời và kết nối phạm vi khá hẹp.
Dung lượng: 560 Mb/s
Chiều dài: Chưa rõ….
Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Thai Lan.
Kết luận
Vâng, như vậy là tính đến thời điểm hiện tại, thời điểm viết bài này thì Việt Nam chúng ta đang sử dụng 6 tuyến cáp quang biển nối ra quốc tế.
Hi vọng một số thông tin bên trên sẽ hữu ích cho anh em thích đọc tin tức công nghệ. Nếu như có thông tin gì thú vị liên quan đến các tuyến cáp quang này thì đừng ngần ngại chia sẻ bằng cách commnet phía bên dưới bài viết này nhé các bạn.
tks admin
[…] Có bao nhiêu tuyến cáp quang biển ở Việt Nam | Viettelco […]